PHI  VÂN

VÀ SỰ TRỞ M̀NH CỦA NGƯỜI DÂN QUÊ

Nguyễn Văn Sâm

 

Sáu mươi năm cuộc đời của Phi Vân Lâm Thế Nhơn  (từ 1917 đến  11-1-1977) chủ yếu là sinh hoạt  báo chí hay nói theo ngôn ngữ thời đó là làm báo. Làm báo giai đoạn ḥa b́nh tạm bợ của VNCH, 1955-1975 là coi sóc một tờ báo của một ông chủ báo nào đó sao cho tờ báo được sống và có lời trong điều kiện cạnh tranh, áp lực từ phía kiểm duyệt  và những đ̣i hỏi quyền lợi của người viết. Ai từng quen biết với Phi Vân sau 1950 đều nhận thấy ông là người như không để ư ǵ đến chuyện văn nghệ, chuyện sáng tác chung quanh, chỉ chú trọng đến việc điều hành hữu hiệu với chức vụ Tổng Thư kư hay Chủ Bút hết báo nọ đến báo kia. Thế mà ông thiệt sự là nhà văn có một chỗ đứng trong văn đàn không thể nào phủ nhận được.

Sự kiện đó là nhờ ông viết những truyện ngắn - mà ông khiêm nhường gọi là tiểu thuyết phóng sự - trong quyển Đồng Quê, chỉ cần vài nét chấm phá về sự kiện, chỉ cần cho những câu đối thoại thiệt đặc trưng, ông vẽ cho ta được hoạt cảnh u ám, bất trắc của người dân quê một thời. Sau đó, khi thời cuộc tạo nên ḷng yêu nước của toàn dân, ông có những sáng tác cũng liên quan đến đồng quê nhưng lồng vào đó những vấn đề nóng hổi của thời đại. Ông được nến yêu từ đó.

Ngoài đời Phi Vân là một người cao lớn, mạnh khỏe nhưng thiệt hiền ḥa, chưa từng làm ai giận hay giận ai. Ông nói với tôi khi hai người gặp nhau ở nhà xuất bản Lửa Thiêng: ‘Trời cho ḿnh làm người, do đó chuyện sống th́ dễ rồi, nhưng sống ra sau đối với người chung quanh thiệt là khó. Tôi cố gắng sống cho ra con người’. Triết lư sống nầy phải chăng phần nào ảnh hưởng từ ḍng máu của tổ tiên, người Trung Hoa sang đây lập nghiệp từ hai ba thế kỷ trước?

Tác phẩm của Phi Vân gồm:

Đồng Quê, phóng sự (Tân Việt, Saigon, 1949)

T́nh Quê , truyện dài (Tân Việt, Saigon, 1949)

Dân Quê, truyện dài (Tân Việt, Saigon, 1949)

Cô Gái Quê, truyện ngắn (Tân Việt, Saigon, 1949).

Ta thấy ngay bối cảnh của các quyển trên là đồng quê. Nhưng tác giả không phải là một người bằng ḷng dùng bút ḿnh lại để chỉ tả phong tục nếp sống của đồng quê mà thôi. Ông đi xa hơn, mô tả sự chuyển ḿnh của người dân quê nữa. Thật vậy, giới thiệu Đồng Quê, một tờ báo lúc ấy viết “Đồng Quê của Phi Vân là loại sách nửa phóng sự, nửa kư sự về phong tục, sinh hoạt ở đồng quê miền hậu giang (Ánh Sánh Văn Chương).

Lời diễn văn của Giáo Sư Ng.V.K[1]. đọc nhân dịp lễ phát thưởng văn chương của Hội Khuyến Học Nam Việt “Đồng Quê chỉ là một quyển phóng sự ghi lại những phong tục cũ kỹ ở thôn quê, những tin tưởng dị đoan của hạng b́nh dân lao động”.

Để rồi trong những tác phẩm sau ông không chỉ đứng thuần ở mặt mô tả phong tục, kư sự nữa mà ông diễn tả sự chuyển ḿnh thật sự của dân quê.

- Ở T́nh Quê, con người đă biết tranh đấu, nhưng v́ một sự thúc bách, không thể đứng, lúc đó phong trào cách mạng đă nổi lên, Thổ đă dạy nông dân bắt buộc phải bỏ tay cày, cầm tay súng để giữ nhà, giữ làng, giữ tánh mạng ḿnh. Họ chỉ thấy nhiệm vụ và hoàn cảnh trước mặt mà không hiểu nguyên nhân nào sinh ra nhiệm vụ và hoàn cảnh đó, chỉ thấy sự chiến đấu trước mặt mà không tự đặt cho ḿnh một cách chiến đấu hợp lư, hợp ư ḿnh.

- Ở Dân Quê, sự tiến hoá đă đi xa hơn. Con người đă có ư thức rồi họ biết tại sao ḿnh có nhiệm vụ, v́ ḿnh là người tương đối có học, có hiểu biết hơn những người chung quanh. Họ biết nguyên nhân nào sanh ra hoàn cảnh hiện tại, đó là cơ cấu xă hội thối nát, với chức dịch trong làng làm mưa làm gió, với những người dựa thế chánh quyền, chánh quyền dựa đồng tiền của người địa thế. Họ có thể đặt cho ḿnh một cách chiến đấu, đó là gây ư thức cho đám tá điền bị bóc lột, vạch cho họ thấy rằng họ khổ v́ bị người ta lợi dụng, và họ là thành phần đáng kể, sức mạnh của họ là sức mạnh vô địch nếu họ được vơ trang bằng sự đoàn kết và ư chí sắt đá, quyết chống lại những bất công đă đè nén họ trước đây.

- Ở Cô Gái Quê, người ta mới nhập vào sự đứng dậy thật sự, trước đó chỉ là một sự chuyển ḿnh, xoay ra khỏi vị trí ù lỳ, bất động của ḿnh, để chứng tỏ ḿnh có mặt mà thôi, có mặt nhưng chưa có cử chỉ nào cho ra hồn, bây giờ mới có những cử chỉ thật sự: người con gái lanh lẹ, quyết chí đi theo đoàn nữ cứu thương, người con trai cầm súng với sự trang bị của ư thức phải bảo vệ quê hương ḿnh.

Do đó, tôi cho rằng Phi Vân là người mô tả sự chuyển ḿnh của đồng quê.

Về văn chương, Phi Vân là một người nắm được ng̣i bút ḿnh, ông mô tả ít nhưng cặn kẽ, nhân vật ít hành động nhưng linh hoạt, ít suy tư nhưng diễn tả được tâm lư ḿnh. Văn gẫy gọn, sự kiện đi vào ḷng người và có nhiều ảnh hưởng. Mỗi sự kiện ông nêu ra đều có mục đích. Hành động tàn ác, bất nhân của ông Hội Đồng, ông chủ điền, ông  Hương quản là để cho người đọc thấy nguyên nhân làm cho người dân quê đứng dậy. Sự nhút nhát của Giác của Nhẹm là để cho ta thấy họ chưa ra khỏi vị trí của người dân quê mộc mạc, cần cù. Sự cương quyết, can đảm của Tâm, của Quyền, của ông Giáo, của anh thợ Tám là để nói rằng họ đă có ư thức rồi… Sự lanh lẹ của cô gái quê là chứng tỏ ư thức cách mạng đă đi vào huyết quản của cô.

Ta thử đi vào ngơ ngách tư tưởng của Phi Vân.

***

Trước khi t́m hiểu sự chuyển ḿnh của dân quê dưới ng̣i bút của Phi Vân ta hăy lược qua các cốt truyện của ông.

Đồng Quê :

Như đă nói đó là đời sống, đó là h́nh ảnh đồng quê, mục đích chỉ là 1 trạng thái, một trạng huống, thời tiền cách mạng, nên chúng tôi lướt qua .

T́nh Quê :

Con thiếm hai Tư là Giác, yêu cô Nhạn là con của Hương Kiểm trong làng, và được cô Nhạn yêu lại. Ông Hương Kiểm là người lúc nào cũng chỉ nghĩ đến lợi nên ra điều kiện ai muốn cưới Nhạn phải ở rể không công hai năm Giác chịu điều kiện nầy và bị ông Hương Kiểm bóc lột sức lao động thái quá. Nhưng ông lại muốn nuốt lời hứa để đem gả Nhạn cho một thầy giáo nên dàn cảnh cho tên nầy hiếp dâm Nhạn. Giác sanh bệnh và bị đem trả về nhà. Cô ba Nhạn buồn ḷng trốn đi tu, ông Hương Kiểm vu oan cho Giác nên anh bị bắt ngồi tù. Một năm, hai năm…Cuộc giải phóng dân tộc nổi lên, anh được trả tự do, trong lúc ấy quê anh cũng không tránh được cuộc lộn xộn. Bà Hương Kiểm chết, dâu ông bị giết, nhà cửa bị đốt cháy, ông bị thương nặng. Lúc gặp Giác, nói được lời cầu xin tha lỗi của ḿnh th́ sức ông đă tàn. Bỗng cô Nhạn, trong vai một nữ cứu thương đến, ông Hương Kiểm xin họ tha lỗi cho ông, bỏ qua việc cũ, nối lại t́nh xưa cho ông an ḷng.

Nhưng không kịp nữa rồi, t́nh thế đă chín mùi, cô Nhạn cũng như Giác không c̣n th́ giờ để lo việc riêng tư, họ đă thề hiến ḿnh cho tổ quốc. Lúc nầy là lúc lo cho đại sự[2], T́nh cảm cá nhân chưa thể bàn tính được.

Dân Quê.

Cô Quyến và Tâm yêu nhau, Quyến là con ông Hội Đồng, giàu có ở ấp B́nh Thạnh, Tâm là con ông Giáo Thiện, một kẻ thù của ông Hội Đồng v́ ông đă dám chống lại ông Hội Đồng toan dùng mưu mẹo cướp ruộng của ông Giáo. Hai người lén lúc yêu thương với t́nh yêu trong sạch, thanh khiết, nhưng cuộc đời vốn có cái trớ trêu. Ông Hội Đồng quyết hại ông Giáo đến cùng, trước đó đă bỏ hèm rượu vào ruộng ông Giáo khiến em rể ông, anh thợ Tám, phải nhận tội để ở tù giùm anh rể, giờ lại vu oan rằng ông mướn tằng khạo Lành chém chánh Hương Quản trong khi tằng khạo Lành chém tên nầy v́ hắn đă dan díu với vợ anh. Ông Giáo bị bắt, tù đầy. Tâm uất ức muốn dùng máu trả thù, nhưng anh thợ Tám trở về giảng dạy cho Tâm biết rằng sự đau khổ của gia đ́nh Tâm là sự đau khổ chung của những người dân quê, sự tàn ác của ông Hội Đồng , tên Hương Quản là sự tàn ác của những kẻ lợi dụng chế độ, vấn đề là giải thoát tất cả dân quê, là làm cho tất cả những người lợi dụng chế độ không c̣n lợi dụng được nữa. Nghĩa là tranh đấu lâu dài, gây ư thức cho dân quê, lật đổ cơ cấu xă hội, làng xă.

Tâm đă thành công trong việc kêu gọi tá điền tranh đấu để ông Hội Đồng phải đóng thuế thân cho họ, anh đă đốt tất cả giấy nợ, những xiềng xích đă buộc chặt đời họ vào ông Hội Đồng, nhưng anh bị ông Hội Đồng lừa lúc bất ư đập cho một cây song hồng, bất tỉnh…

Cô Gái Quê.

Thanh, một dân quân ở xóm Đồng Miễu đang giữ xóm th́ phải dẫn mẹ đi lánh nạn, v́ bọn Thổ dậy có súng ống đầy đủ. Dọc đường anh gặp một cô gái. Cô gái nầy rất tháo vát, lanh lợi giúp đở, săn sóc mẹ anh. Đến một làng nọ cô gái b́nh thản chia tay v́ đă bắt liên lạc được với đoàn cứu thương của ḿnh.

***

Tư tưởng chánh của Phi Vân là sự tiến hoá, ở đây tôi gọi là sự trở ḿnh, của đồng quê, sự trở ḿnh nầy ta có thể thấy rơ ràng ở ba mặt:

1) Trở ḿnh trong t́nh cảm, đặc biệt là t́nh yêu với lớp trẻ ở đây, từ ủy mỵ, nhút nhát sang can đảm, cương quyết.

2) Trở ḿnh của một cá nhân, từ một người với một hệ thống t́nh cảm khép kín trở thành một người tâm hồn rộng mở.

3) Trở ḿnh của quần chúng, nông dân, từ trạng thái ù lỳ chịu đựng sang căm hờn rồi vùng dậy.

Chúng tôi sẽ lần lượt tŕnh bày ba phần nầy,  nhưng có một vấn đề quan trọng cần đặt trước tiên: nguyên do chính của những trạng thái ban đầu của ba trường hợp trên, nghĩa là căn cớ thâm sâu của lớp trẻ ủy mỵ, người giàu vô t́nh, nông dân ù lỳ? Chúng tôi cho rằng do sự mộc mạc của người dân quê Nam Bộ. V́ mộc mạc chất phác nên t́nh yêu của họ rất giản dị, không có sự tính toán, lừa lọc, hưởng thụ, phản bội, họ chân thật, yêu là nghĩ đến hôn nhân để hợp pháp hoá và trường cửu hóa t́nh yêu. Những trở ngại gặp phải họ dễ dàng chấp nhận, chớ không phản kháng kịch liệt như ngày nay. Cử chỉ trong t́nh yêu ít bộc lộ mà bằng tia mắt, cái nh́n, giọng nói.

Mộc mạc trong cách xử thế làm cho con người ở đây dễ bị ức hiếp, bóc lột và rất ít phản kháng, mang mặc cảm. Một cá nhân nào đó, có dịp bóc lột người khác một lần họ sẽ dễ dàng lập lại lần nữa và măi măi để trở thành một con người với t́nh cảm khép kín, chỉ nghĩ đến ḿnh mà thôi…

 Và Phi Vân xây dựng tư tưởng ḿnh trên tính cách căn bản của người nông dân Nam Bộ sự mộc mạc.

V́ sự mộc mạc đó người nông dân khổ sở đớn đau, cực nhọc. Mộc mạc trong t́nh yêu, quan niệm t́nh yêu đơn giản, chỉ cần hai người thương nhau, khiến cho khi gặp sự trắc trở, éo le, họ bối rối, sầu khổ mà không thấy được phương sách giải quyết. Sự mộc mạc trong cách xử thế làm họ không can đảm ngước mặt lên, chấp nhận sự hiếp đáp. Tin tưởng sự tốt lành của người khác khiến họ hết tiền cùng khổ, mất cái quư giá  nhất, mất công lao, nhục nhă… Mộc mạc trong cách biểu lộ t́nh cảm khiến họ dễ bị lợi dụng, gạt gẫm.

1) Sự Trở Ḿnh Của Người Nông Dân Trong T́nh Yêu.

T́nh yêu làm nồng cốt cho tác phẩm của Phi Vân, Cậu Sáu yêu con Yến, cô Tám Én trong Đồng Quê. Tâm, Quyến yêu nhau trong Dân Quê, t́nh yêu sâu đậm, lắm trắc trở giữa Giác với cô Ba Nhạn trong T́nh Quê. Giữa những mối t́nh nầy ta thấy có sự khác nhau rơ rệt, sự khác biệt đi từ nấc thang trong t́nh yêu. Mối t́nh trước tiên giữa con ông thầy pháp với Cậu Sáu kín đáo, e lệ, không bộc lộ, họ yêu nhưng không dám tỏ bày nên cuối cùng phải chịu cảnh dở dang.

Mối t́nh bày tỏ trong chén trà, bó đuốc (trang 123)  trong lời mời , chén trà (trang 123) bẽn lẽn, ngượng ngùng nhưng mănh liệt, chói sáng:

- Thầy ơi! Thầy!

- Ai đó, anh Sáu hả?

- Phải, tôi đây, Thầy thím đâu rồi cô hai?

Cô Yến rút then cửa:

- Ở nhà một ḿnh ban đêm ghê quá. Thằng Út độc địa mới chập tối đă vô mùng ngáy kḥ kḥ. Ba má em hồi chiều có dặn: Nếu anh lại chơi, kêu anh ngồi chờ một chút’

- Thầy, thím đi đâu cô?

- Qua bên cậu Mười em. Mợ Mười khi không “lên xuống” sao đó, nên ở bển qua rước.

- Rủi quá, thôi để tôi về.

- Tội nghiệp, về làm ǵ anh. Đây ba má em về nói tại em không cầm anh, rầy oan em lắm. Anh ngồi chơi, chờ một chút, em đi nấu chè anh ăn. (trang 131-132).

Tiếng nói của cô gái ngọt hơn chén chè lẫn trong đó chút van lơn, cầu khẩn. Người con gái muốn được che chở giữa cảnh ‘ban đêm gió đưa mấy tàu chuối oặt oà, rột rạt, ghê hồn” (trang 132).

- Hồi năy chó sủa em đă thất sắc, chừng nghe tiếng anh, em mới vững bụng.

- Cô nhát quá!

- Không nhát sao được anh, con gái mà ở một ḿnh, rủi…

- Bây giờ cô hết sợ chưa?

Cô Yến bẽn lẽn.

- Hết…! mà anh phải ăn chè nghe?

- Ừ ăn th́ ăn  (trang 132 – 133).

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Em sợ quá, anh sợ không?

- Sợ ǵ cô? Nam nhân chi chí mà!

Tôi làm gan đứng lên, ra mặt bảnh, sửa soạn xuống bếp.

Cô Yến bấu chặt tôi kéo lại, năn nỉi:

- Đừng đi anh. Ở lại với em một chút mà!

Như cái máy, tôi buông rơi ḿnh xuông ván.

Không biết chúng tôi ngồi trong bóng tối như vậy bao lâu mà chừng cô Yến sực tỉnh, thẹn thuồng gỡ tay tôi ra, tôi mới hoàn hồn  (trang  134)

 . . . . . . . . . . . . . . . .   

- Cô hai ơi! Thầy thím sao chưa về?

- Em cũng không biết nữa. Hồi đi nói về sớm, mà tới bây giờ…Tôi nhóng: - Thôi, tôi về đây, khuya rồi!

- Ư!... ở lại với em chút nữa anh Sáu à!

Trong giọng nói có một chút ǵ như van lơn quyến luyến (trang 136).

Rồi cô Yến chết, chết v́ bịnh, chết v́ hơn một tháng không gặp người yêu, chết “v́ những chuyện lùm xùm dây dưa” (trang 168) đến người yêu của ḿnh. Người con gái hiền lành ấy chắc chắn đă yêu rồi, nhưng không biết tạo điều kiện gặp gỡ để nói chuyện với nhau. Một lần trong đêm tối chưa đủ, cần phải tạo dịp để người con trai mộc mạc, chậm hiểu t́nh yêu kia rơ. Nhưng anh đă không rơ được nguyên nhân, những tŕ kéo, những lời mời mọc biểu hiện t́nh yêu kia. Thằng Tám cũng vậy, không phải anh không yêu cô Yến, nhưng anh ngại ngùng, anh không dàn cảnh để gặp gỡ. Dù không chủ trương tính toán, xếp đặt trong t́nh yêu, nhưng mộc mạc quá, chờ đợi t́nh yêu đến th́ rất dễ gặp cảnh nó không bao giờ đến. Cho nên cô Yến chết, chết không phải v́ “đẹt, ốm yếu” (trang 145) mà chỉ v́ “chiều chiều ra đứng ngơ sau” trông mặt trời, trông ánh sáng, nhưng ánh sáng, mặt trời không đến được. Và rồi thằng Tám phải chịu cảnh “chiều chiều, khi vừng thái dương sắp ch́m vào nước biển, tôi trèo lên một đá cao chót đứng nh́n về phía đất liền”  (trang 198) để mong nh́n về phía chôn chặt kỷ niệm của ḿnh, chôn chặt v́ quá chậm hiểu, e dè, mộc mạc.

Ở T́nh Quê, người con trai và người con gái tiến bộ hơn, sự mộc mạc, e dè đă bớt đi, nhưng vẫn c̣n trong huyết quản họ. Họ đă yêu đậm đà, bằng trái tim ḿnh, bằng tiếng ḷng thổn thức nhưng vẫn c̣n tính chất cổ kính, mềm yếu, e lệ, họ chưa có một chút kinh nghiệm yêu đương nào, họ yêu bằng tiếng ḷng. Tiếng nói của họ ngập ngừng khác với ngày thường và là tiếng nói đầu tiên trao đổi; không phải là tiếng nói sách vở, theo bài học của bạn bè mà là tiếng nói ấp úng ngượng ngập theo nhịp đập của con tim. Cho nên họ dễ để ḿnh thổn thức, dễ dàng buông tiếng khóc. Người con gái khóc c̣n chấp nhận được. Người con trai nhểu nhiều nước mắt quá ở đây chúng tôi không giải thích ǵ hơn là cho rằng anh đă mộc mạc, chất phác, nên quen cuộc đời đơn giản, cái ǵ ở trong tầm tay anh th́ anh chắc được, hễ quá một chút th́ nước mắt anh nhỏ xuống v́ con tạo đă ghét bỏ anh, tạo cái khó cho anh; cái ǵ ở ngoài tầm tay anh th́ anh chắc rằng ḿnh không với tới được, cho nên hễ được th́ anh vô cùng sung sướng và biết ơn quá lẽ với người cho anh được việc đó. Nghĩa là “mất” cũng khóc, “được” cũng khóc, đó là chưa kể những cái khóc thường t́nh khác.

Tạm giải thích như vậy v́ anh chàng Giác ở trong T́nh Quê rất dễ buông tiếng khóc.        Được người ḿnh yêu thương, chăm sóc, lo lắng cũng khóc:

 Gương mặt hiền lành xinh đẹp kia, cặp mắt ươn ướt bao trùm cả sự dịu dàng và âu yếm kia làm cho ḷng anh ngây ngất. Tự nhiên, cặp mắt anh cũng ươn ướt theo . (trang 22)

 Nước mắt anh lưng tṛng…Anh đưa tay nhè nhẹ rờ vô bụng, rút cái áo giấu trong lưng quần ra nhắm nhía, rồi đưa luôn lên mặt chùi hai giọt nước mắt đang trào ra v́ sung sướng (trang 23).

Với anh việc nầy là một diễm phúc cho anh. Cô Nhạn đẹp đẽ, cao sang. Nhạn thuộc nhà quyền thế, cha cô là ông Hương Kiểm giàu có; c̣n anh, anh chỉ là một gă chăn trâu, cuốc đất, con thím hai Tư. Từ lâu anh đă thấy sự cách biệt mà anh an phận, anh chỉ mong sao mỗi ngày thấy được mặt cô ba Nhạn (trang 9) mà thôi, không cần cô thấy ḿnh, cô để ư đến ḿnh, anh không muốn chạm mặt nữa là khác, hễ bóng cô hiện ra đàng xa, là anh lo lắng, ngài ngại, rồi thối lui, tẻ ngả khác, (trang 9). Để rồi anh vẫn gặp thấy rơ sự thua kém của ḿnh. Khi cô ba Nhạn v́ t́nh cảm bảo anh  bữa nào rảnh, anh đem cái áo đón tôi ngoài bờ liếp, tôi đem vá lại cho anh th́ anh vẫn cúi đầu không trả lời lầm lũi bước đi một mạch (trang 14).

Lầm lũi bước đi chúng tỏ ḷng anh đă bối rói, anh đă mặc cảm sự nghèo nàn của ḿnh. Cho nên khi gặp lại lần nữa, người yêu nhắc lại đề nghị trước đây[3]  anh mới dám tin là thật, và nước mắt anh đă lưng tṛng  (trang 23) bối rối ngập ngừng ngang.

Anh đă được một việc mà anh không ngờ anh có thể được. Và nước mắt biểu lộ sự sung sướng, sự biết ơn người đă cho anh đặc ân đáng lẽ anh không thể hưởng được đó.

Nhưng Giác không phải chỉ khóc bấy nhiêu thôi, gặp người yêu sau bao ngày chờ đợi cũng khóc, nói đến chuyện đưa vào hôn nhân cũng khóc, vợ anh giỡn một chút cũng khóc, anh có rất nhiều nước mắt:

“Anh nói đến đó nghẹn ngào, nức nở khóc (trang 35) Giác vẫn c̣n nghẹn cổ, ú ớ một chập nữa mới nói ra tiếng (trang 36). Anh lắng tai chờ cô ba Nhạn nói tiếp, mà nước mắt đă lưng tṛng.

Giác không dằn được nữa. Anh ôm mặt khóc oà lên (trang 39). Giác không trả lời, nh́n cô như trách móc, rồi tự nhiên anh ràn rụa nước mắt (trang 56).

Giác để tuôn hai gịng lệ nóng: “Em ơi, anh đâu nghi em, nhưng vạn bấc đắc dĩ có thể nào, hễ mất em th́ anh chết” (trang 60).

Giác vẫn không trả lời, ngồi phịch xuống ôm mặt khóc  (trang 73).

Giác vẫn nức nở (trang 74).

Anh vẫn nghẹn ngào nh́n cô, nước mắt tràn ra như suối  (trang 78).

Giác uống luôn một lượt vừa thuốc vừa nước mắt (trang 78)

Khóc không phải là hèn. Nhất là khóc v́ cảm động, v́ yêu thương. Nhưng người con trai ở đây khóc nhiều quá khiến ta phải nghĩ không phải lời nói mà là giọt nước mắt tác

động và đưa đẩy t́nh yêu. Cô Nhạn yêu anh v́ anh hiền lành, dại khờ, lắm mước mắt? Có lẽ đúng nhưng dù sao Giác cũng là một người yếu đuối tinh thần.

Tính chất nầy do sự an phận, mặc cảm thua kém sinh ra, anh thật thà chất phác, ngỡ rằng ḿnh thua kém, được yêu là một diễm phúc, một phép lạ nên anh dễ sụt sùi v́ cảm động.

Nhưng khóc trong t́nh yêu c̣n có thể hiểu được, đàng nầy Giác c̣n khóc với người khác, kẻ thù của ḿnh. Đứng trước việc ông Hương Kiểm bày mưu cho thầy giáo Trung hiếp vợ anh, anh không có được một thái độ chống đối quyết liệt, anh chỉ thủ phận ḿnh, ép một bề và muốn chạy ngay vào quỳ lạy cả hai người, năn nỉ van lơn (trang 85-86)  để rồi khi tên thầy giáo ác ôn nầy thi hành xong thủ đoạn anh ngă lăn ra bất tỉnh (trang 86).

Đó là một thái độ mềm yếu quá lẽ. Mặc dù lúc đó anh bịnh, nhưng không đến nỗi không có một tiếng nói, một cử chỉ nào chứng tỏ anh đă hiểu rơ độc kế của họ, anh có thể ra mặt trước khi vợ anh lâm vào cảnh ác nghiệt kia được. Nhưng anh không có được phản ứng ǵ hết, có lẽ anh sợ oai ông Hương Kiểm, anh sợ mất vợ, anh chờ mong một giải pháp yên lành, một sự thương hại?

Đó là một cách xử thế c̣n quá tin ở những ǵ bên ngoài ḿnh, không tin tưởng ở ḿnh, không biết ḿnh phải làm ǵ hợp lư, để giải quyết vấn đề. Đó là sự mộc mạc đáng thương hại, đáng ghét của người nông dân hiền lành, chưa phải là người nông dân giai đoạn tranh đấu lá Giác, anh chưa thành được một Tâm, một Thanh, những người nầy tin tưởng ở ḿnh hơn, không tin tưởng ở những hoàn cảnh đưa đẩy, không nhờ vả ḷng thương hại của người khác, nhất là của người đă quá tán tận lương tâm với ḿnh.

Đâu phải giữa Giác và Nhạn chỉ có ông Hương Kiểm và thầy giáo Trung muốn cướp vợ người. C̣n có dư luận nếu anh biết quậy dư luận lên, c̣n có luật pháp, nếu anh biết dùng luật pháp. Nhưng Giác chưa đủ tŕnh độ để dùng đến những lợi khí nầy.

Giác chỉ mới cởi lớp từ thằng Tám ra mà thôi, c̣n một lớp nữa, như ta sẽ thấy sau, dưới ng̣i bút của Phi Vân.

Ở trên là con người nông dân đứng trước t́nh yêu của họ, ta thử nh́n xem anh có những cử chỉ ǵ khi gặp người yêu.

Giác và cô ba Nhạn, gặp nhau, một lúc th́ trời mưa, họ ngồi chùm nhum với nhau chịu trận, và đây cử chỉ chất phác của họ: Ban đầu c̣n ngồi xa xa, thét lạnh quá, cả hai lần lần chùm nhum lại mà chịu đám mưa rào.

Không ai nói với ai một lời nào nữa. Giác măng mê nh́n và đếm từ ngón chân của cô ba Nhạn, c̣n cô th́ cầm một cọng cây khều khều đống cỏ ủ, nào ai c̣n biết ngoài trời đất có ǵ…(trang 38).

Nh́n người yêu, không dám nh́n thẳng vào mặt mà nh́n vào chân, không cần biết chân đẹp hay xấu, đếm ngón để giết th́ giờ. Mất tự nhiên, không dám ngước mặt lên, không biết nói ǵ hơn là làm một động tác vô ích: khều khều đống cỏ ủ. Họ không nói tiếng yêu thương, nhớ nhung, không có cảnh má tựa vai kề, không ngồi sát vào nhau, mà chỉ ngồi gần, đâu đầu nhau mà thôi, ngồi chùm nhum.

Đó là lúc họ đă yêu nhau, nhưng chưa có ǵ chánh thức, cha mẹ hai đàng chưa biết, chưa có vấn đề ǵ về hôn nhân của họ được đặt ra. Đến khi vấn đề đă đặt ra rồi, họ sẽ thành hôn với nhau trong ṿng một năm nữa, sau khi anh con trai măn hạn thời gian tù đày, khổ sai không công cho ông cha vợ chỉ biết trước mặt có lợi lộc, tiền bạc. Nhưng ở đây  sự bộc lộ t́nh yêu của họ chỉ tiến hơn một ít mà thôi, có ngồi sát nhau, có một cái quàng tay lên vai người yêu, nhưng hết sức cố gắng, đem hết can đảm ra thực hành.

Củi khô bắt lửa cháy lách tách. Nồi cơm lên tim kêu lên những tiếng dịu dàng.

Hai người ngồi cạnh nhau, mê man, đắm đuối…

Giác đă sống trong sự thật. Một lần, trong khi dầm mưa, anh đă bỏ những phút quư báu, ngồi cạnh nhau mà không nói được lời ǵ.

Lần nầy anh “tiến” hơn, anh dạn dĩ hơn. Anh se sẽ choàng tay lên vai cô ba Nhạn:

- Em…thương anh lắm sao? (T́nh Quê, trang 49-50).

Cử chỉ c̣n ngượng ngập, lời nói c̣n ấp úng và thừa thăi người con trai cố sức lắm mới có được bấy nhiêu can đảm, bấy nhiêu thôi. Lần khác: khung cảnh thuận tiện hơn, nhà vắng, ông cha vợ hờ ác nghiệt, bà mẹ vợ có ḷng nhân, nhưng thiếu cương quyết, đă rủ nhau đi ăn đám giỗ, thằng em vợ lêu lổng đă chạy chơi đàng xóm rồi, họ chỉ c̣n có hai người, với những nỗi nhớ thương từ trước, nhưng cũng chỉ là những câu nói xa xa, những cử chỉ biểu lộ t́nh yêu t́nh tứ, nhưng không nồng nàn. Cô đưa anh đi khắp nhà, cắt nghĩa từ cái h́nh treo, chỉ từ món đồ vật  (trang 56).

Và người con trai vẫn những cử chỉ cũ:

Giác bước tới cạnh cô, vuốt ve cặp mặt gối, khen nức nở: “Cầu mà! Cầu thêu được như vầy mà!”

Rồi ngon trớn, anh bạo dạn quàng tay lên vai người vợ chưa cưới thủ thỉ “Em học hồi nào mà thêu khéo quá! Em thiệt là một bà tiên…” (trang 57).

Tôi không chủ trương trong t́nh yêu phải có những cử chỉ đi xa hơn, những bộc lộ sỗ sàng hơn, mỗi trường hợp, mỗi thời đại có sự khác biệt của nó, ta không thể đem cái nh́n ngày nay mà xét ngày xưa được. Tôi kể ra đây những điều trên không ngoài mục đích t́m một sự thay đổi, trở ḿnh của người dân quê Nam Bộ, đặc biệt trong t́nh yêu. Rụt rè quá đáng, can đảm hơn đôi chút và bạo dạn thật sự. Cuộc tiến hoá trong t́nh yêu cũng là cuộc tiến hoá của mọi người, của lịch sử.

Người t́nh từ bỏ những tiếng khóc, những t́nh cảm mộc mạc, dễ xúc động để từ thằng Tư Bồ biến thành Giác, rồi thành Tâm.

Giai đoạn Tâm, người t́nh đă dạn dĩ,biết “đứng khít”, níu cứng vai, kéo Quyến sát vào ḿnh, níu bàn tay mát rượi, ngồi bẹp xuống  (Dân Quê, trang 66-77):

- Mừng không…em?

- Mừng!

- Quyến. .thương anh không?

- Thương.

-Hồi chiều, Quyến có nhớ anh không?

- Nhớ!

- Nhớ nhiều ít!

- Nhiều.

- Anh cũng nhớ Quyến…nhiều quá  (Dân Quê, trang 66).

Người con trai bây giờ đă tiến bộ, đă biết d́u câu chuyện đi, đă dám cau có với người yêu (Dân Quê, trang 94) dám châm bẩm nh́n vào mặt Quyến dằn từng tiếng (trang 94)  nét mặt Tâm hầm hầm (trang 94) dám níu vai Quyến kéo vào ḷng âu yếm (trang 94)  biết  nói dối người yêu, mặc dầu nói dối có lợi cho cả hai người:

Em Quyến! Nếu anh không v́ em, th́ bây giờ anh không có ở đây, và không chừng anh đă làm những chuyện trời long đất lở rồi…Phải, em làm sao hay được những chuyện tồi tệ của ba em.   (trang 95).

Đồng ư là Tâm có lư do để giận dỗi, cau có, dằn vật người yêu, nhưng ta phải công nhận anh đă tiến bộ không c̣n cảm thấy ḿnh hèn kém, thấy hơn và có diễm phúc được yêu một người cao sang hơn ḿnh. T́nh yêu ở đây ngang hàng và nếu cần anh cũng biết biểu lộ sự ngang hàng đó. Anh không c̣n khóc v́ nghịch cảnh, không c̣n muốn cầu xin năn nỉ, anh thẳng thắn nói ra và biểu lộ t́nh cảm ḿnh, sự giận dữ cần thiết anh vẫn có được.

Trên đây, tôi có nhận xét người con trai, nếu cần vẫn biết nói dối người yêu, thật vậy, không phải v́ người yêu mà anh đă ngăn lại những chuyện trời long đất lở, anh không giết ông Hội Đồng, không một mất một c̣n với tên Chánh Hương Quản v́ anh ư thức được rằng họ chỉ là “nạn nhân” của chế độ, chế độ đă làm cho họ hư v́ đă tạo kẽ hở trong luật pháp, đă trao quyền cho những kẻ dốt nát, thích bợ đở, ham tiền, và ham vật dục. Chế độ đă không loại bỏ họ ra khi họ mới vừa bắt đầu xuống dốc, không kiểm soát hành động của các viên chức một cách chặt chẽ, làm cho họ phải đi sâu vào con đường tội lỗi, chế độ đă dung dưỡng cho họ, tạo kẽ hở cho họ làm bậy. Biết nguyên nhân sâu xa rồi, Tâm không c̣n để ư đến những người trực tiếp làm cho anh khổ nữa, anh không hành động nông nổi, v́ như vậy theo anh không giải quyết được ǵ, một ông Hội Đồng nầy chết sẽ có một ông Hội Đồng khác, một Hương Quản nầy mất sẽ có một Hương Quản khác, nên anh không muốn đem máu đổi nợ máu, anh không làm chuyện trời long đất lở nhỏ, anh muốn xô ngă cả nền tảng đă gây nên sự điêu đứng cho gia đ́nh anh. Nhưng anh không nói hết với người yêu anh nói dối v́ như vậy, lúc đó cần thiết cho t́nh yêu.

2).- Sự Trở Ḿnh Của Nông Dân Trong Tư Tưởng.

            Đó là sự trở ḿnh của người dân quê. Đặc biệt trong mặt t́nh yêu, họ c̣n trở ḿnh trong các địa hạt khác, thay đổi thái độ, cách xử thế, chuyển ḿnh từ một người bỏ đi, một ung nhọt của xă hội chỉ biết có tiền có vật chất để thành một người theo kịp thời thế, họ cởi lớp. Ở khía cạnh nầy, sự diễn tả của Phi Vân cũng rất nổi bật, đại diện cho người cởi lớp dưới ng̣i bút của Phi Vân là ông Hương Kiểm.

Lúc trước ông đánh con, rầy vợ v́ một con trâu, con trâu khịt khịt mấy tiếng rồi nặng nề ngă rầm xuống đất (T́nh Quê, trang 16), con gái ông chưa kịp có phản ứng ǵ th́ ông đă xáng một bốp tay đổ lửa và bồi thêm một đạp té lăn cù  (trang 16) trong khi cô con gái ông đă hết lời van xin, cầu khẩn ba cô thương t́nh. Ông c̣n hăm he là giết chết nữa là khác (trang 16). Ông quư con trâu đến nỗi lúc nào cũng thấy con ông là kẻ thù, kẻ thù đă gây thiệt hại vật chất cho ông, làm ông mất đi một phần sự sản của ḿnh. Cho nên từ hôm con trâu chết đi, cô ba Nhạn và thằng Báo bị đ̣n liên tiếp và bị hằn học suốt ngày (trang 17). Không phải ông Hương Kiểm quư con trâu v́ nó là bạn nắng mưa với ông, v́ đă đem đến cho gia đ́nh ông sự sung túc cần thiết v́ nó là phần lớn sự sản của ông mất nó ông sẽ nghèo. Không, ông Hương Kiểm quư con trâu v́ nó làm việc giỏi, cày bừa hay, v́ nó là một phần trong tài sản của ông, nó chết, ông vẫn mua nổi con trâu khác vẫn không nhớ đến nó nhưng ông phải mất một số tiền thế thôi.

Ông là người tính hơn thiệt, cả với con cái ḿnh. Con trai đ̣i cưới vợ, ông không nghĩ ǵ đến t́nh cảm, đến trường hợp của con ông và người con gái đă lỡ dại thương nó, ông chỉ nghĩ đến việc không tốn một xu lớn, xu nhỏ nào (trang 25)  trong vụ cưới hỏi nầy mà thôi. Khi con ông bảo cưới không tốn tiên th́ ông đă có cớ khác để ngăn cản, cho rằng con ḿnh bội bạc muốn ra ở riêng: Mầy không đ̣i, tao cũng tống đi, tao chán con cái lắm  (trang 25). Không phải ông chán con cái, mà v́ con trai ông lấy vợ rồi, dưới mắt ông nó sẽ là một đứa ăn hại, chỉ lo việc vợ con thôi.

Nó không c̣n là một lực lượng sản xuất cho ông nữa, nó sẽ vô dụng đối với ông, có vợ rồi nó sẽ làm biếng như trâu. Không cho nó đi, xài cũng không được (trang 26).

Và ông t́m cách khác để bảo vệ quyền lợi ḿnh. Không dùng được con trai th́ lợi dụng con gái, mặc dù t́nh cảm nó ra sao cũng mặc. Ông sẽ kén rể, không phải để làm chồng con gái ông mà v́ không có thằng rể  đó ai vô đây phụ làm ruộng nổi  (trang 26).

Với gia sản, với con trai, con gái của ông, ông đối sử như vậy tính toán lợi lộc, phần hơn về ḿnh hết, c̣n t́nh cảm nội tâm, ước muốn của các con ông không cần. Không phải ông nghèo nên phải tính như vậy để sống, không, đó là bản tính của một người coi mọi thứ khác đều là phương tiện của ḿnh, phải lợi dụng triệt để phương tiện đó. Đó là tâm lư của một người không nh́n xa ngoài ḿnh, một người chưa biết mở rộng tầm mắt để nh́n ra những người khác, một người chưa thức tỉnh cho nên ông hà tiện từ chút với người rể tương lai, ông dọn cho Giác một bộ ván dưới bồ lúa cạnh cái chuồng trâu (trang 42) để anh ngủ, thế thôi, đủ rồi. V́ Giác chỉ là một người ở đợ không công cho ông nhũng hai năm lận, anh không có quyền đ̣i hỏi hơn, anh không có quyền làm cho ông hao hụt, mặc dù một tư thôi không đáng kể ǵ hết. Do đó, khi Giác đau một chút, ông vẫn xuưt xoa, v́ như vậy ông mất đi một vài ngày công, ông tiếc rẻ, tru tréo “Thằng lúc nầy làm biếng rồi đa. Mới song sỏng hôm qua, bữa nay đau ǵ lẹ vậy? (trang 75) Và v́ Giác không phải là một người đối với ông, Giác chỉ là một con trâu đi cày bừa cho ông mà thôi, nên ông không để ư đến sự bệnh hoạn của Giác, ông không hỏi xem anh bệnh ǵ mà chỉ thắc mắc xem ngày hôm đó Giác có cấy không. Khi nghe anh chỉ có cấy được một công th́ ông giận dữ: “Sớm mai tới trưa mà có một công” (trang 75).

Và rồi ông cho chở Giác về nhà mẹ anh, v́ lúc nầy anh ở không lợi lộc ǵ cho ông nữa, anh đă bệnh nặng quá, bệnh v́ ông đă bắt anh làm việc qua sức, v́ ông đă đốt chết hy vọng ở ḷng anh, ông đă đem cái quư nhất của con gái ông đối với Giác trao cho một kẻ khác. Ông đồng lơa để một kẻ mà con gái ông khinh ghét cưỡng bức cô ta.

Nhưng, không phải ông vẫn giữ tâm lư nầy măi, không phải lúc nào ông cũng thấy có đồng tiền và coi người khác là phương tiện của ḿnh. Ông không phải đứng yên một chỗ, có lúc ông trở ḿnh để theo kịp đà tiến hoá của đồng ruộng, của môi trường sinh hoạt. Tuy sự kiện nầy không phải dễ dàng, ông không phải một sớm, một chiều là lột xác, thay đổi, nhưng ông vẫn thay đổi, ta thấy ông biến dạng:

Ông Hương Kiểm lần lần không c̣n thấy đám thanh niên là thù nghịch nữa, không c̣n oán ghét những kẻ đă bỏ cửa, bỏ nhà, đem thân ra gánh vác hết các sự nguy hiểm để bảo vệ cho đồng bào và cho…ông (T́nh Quê, trang 100).

Trong lúc chiến đấu chống một kẻ thù chung, người ta dễ dàng bỏ những nhỏ mọn cũ, những tự ái cá nhân, những mối lợi ty tiện ngày xưa. Sau lưng họ không c̣n con trâu, cái cày, miếng ruộng, ngôi nhà, lẫm lúa, những thứ đó gần như tan đi khi kẻ thù đến. Họ nh́n thẳng trước mặt , và trước mặt họ là khói lửa, là chém giết, là chết chóc… và là hy vọng.

Chúng ḿnh không thể quay về dĩ văng mà sống lại trong cuộc đời vô nghĩa như xưa kia (T́nh Quê, trang 103).

. . . . . . . . . . . . . . . . .  . .. . .. .

Họ kêu nhau chỉ vào những ngọn khói ngùn ngụt bốc lên toả mịt trời như một cánh đồng khô phát cháy (Dân Quê, trang 128).

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..

Xa xa, từng bựng khói cuộn lên đen nghịt một góc trời…(T́nh Quê, trang 104).

Rồi ông cảm thấy thương hại cho những  con người mà trước đây đối với ông họ chỉ là những phương tiện phục vụ cho ông, cho ḷng tư lợi của ông hay cho một sự kiêu hănh vô ích. Ông thấy họ cũng là những con người như ông c̣n hơn ông nữa là khác, v́ họ có những t́nh cảm rộng răi hơn ông, đă thức thời hơn ông, đă mở rộng ḷng thương người, biết đoàn kết trước ông.

Tự nhiên h́nh ảnh của Giác, anh hai Hổ và cô ba Nhạn thường thường lởn vởn trong đầu ông.

Đêm nào ông nằm gác tay lên trán, trước mắt ràn rụa, rồi ông kêu bà Hương than thở. Không biết thằng Hổ bây giờ nó ở đâu, con Nhạn lưu lạc về phương trời nào…(T́nh Quê, trang 100).

Ông thấy ḿnh đă lầm lẫn, đă chối bỏ t́nh yêu của người, v́ tư lợi và một chút danh giá vô ích của ḿnh, ông muốn chuộc lại lỗi lầm cũ, ông tác hợp hai người thân mà trước đây ông đă làm khổ họ.

Điều mà ba cần nói là…xin hai con tha thứ cho ba . Ba lầm lỗi làm cho hai con điêu đứng… Giờ ba muốn hai con hứa với ba một tiếng để ba an ḷng nhắm mắt…Ba không buộc hai con phải lập lại cuộc đời ngay bây giờ…nếu sau này nước nhà yên ổn trở lại…(T́nh Quê, trang 103).  Con người nông dân Hương Kiểm đă trở ḿnh thật sự, đă cổi lớp để theo kịp thời đại, theo kịp con gái, con trai, thằng rể của ông.

3) Sự Trở Ḿnh Của Tập Thể Nông Dân.

Người dân quê đă trở ḿnh trong t́nh yêu, đă chuyển ḿnh trong ư thức, nhưng đó chỉ là một ư thức cá nhân, chuyển ḿnh v́ cao trào, ta có thể bảo ông Hương Kiểm đă trở ḿnh v́ chiến tranh đă cướp của ông tất cả, ngôi nhà, miếng ruộng, tiền bạc, người vợ, con dâu, nếu ông c̣n tất cả, chưa chắc ông đă lột xác. Bằng cớ là ông Hội Đồng thời tiền cách mạng đă không theo kịp bước chân người con gái của ḿnh, vẫn c̣n ôm mộng đè nén người khác, giấy nợ bị đốt mất, nhưng ruộng ông c̣n đó, c̣n căn nhà, c̣n ông chánh Hương Quản, ông phó Hương Quản, ông c̣n hy vọng để sắm lại một sợi xích mới c̣ng chân bọn tá điền…

Nhưng mục đích của Phi Vân không phải như vậy, ông Hội Đồng là con người thời tiền cách mạng, lúc chưa có ǵ hết, phong trào mới phôi thai nên ông chưa có dịp tiếp xúc, ông vẫn c̣n ở trạng thái tĩnh, ông Hương Kiểm trái lại, là người sống ngay vào lúc tiếp giáp với cách mạng, chung quanh ông là những người, hết ḷng lo bổn phận, không chán nản, sợ hăi chút nào…trông vào t́nh đoàn kết của đồng bào làm sao khỏi nao tấc dạ (T́nh Quê, trang 100).

Ư Phi Vân là đến một giai đoạn thuận tiện, đến lúc gặp tác nhân hợp với họ, con người sẽ chuyển ḿnh.

Và một vài người chuyển ḿnh không đủ, phải có một tập thể chuyển ḿnh, đó là sự ư thức của người nông dân.

Theo chúng tôi ư chính sự chuyển ḿnh của tập thể nông dân dưới ng̣i bút của Phi Vân như sau:

- Người nông dân bị đàn áp, bóc lột, khổ sở, cách biệt với bọn giàu có, chức dịch.

- Người có ư thức đến giải thích cho họ biết rằng họ đang ở trong t́nh trạng đó, mà đáng lẽ họ không phải chịu như vậy, họ phải ở trong t́nh trạng khá hơn. Cùng lúc đó cũng giải thích luôn cho họ hiểu tại sao có t́nh trạng nầy, lỗi về ai.

- Lấy sức mạnh nông dân, lấy tâm lư chung của họ để làm sức mạnh cho cuộc đấu tranh với tiêu đề:  vùng dậy để họ giải phóng cho họ.

- Cách mạng với tinh thần bao dung, để tiết kiệm nhân lực và đoàn kết quốc gia.

Bốn giai đoạn nầy chúng tôi cho là sự trở ḿnh của dân quê Nam Bộ, dưới ng̣i bút của Phi Vân. Giai đoạn đầu là t́nh trạng, ba giai đoạn sau là sách lược cách mạng. T́nh trạng nầy được kể tỷ mỷ dưới ng̣i bút của Phi Vân v́ nó có tính cách dẫn khởi, bắt đầu h́nh thành những giai đoạn sau cho nên Phi Vân tả kỹ lưỡng. Phần sau ông chỉ lướt qua mà thôi.

a) Người Nông Dân Bị Áp Bức, Bóc Lột.

Trước khi người nông dân trở ḿnh họ đă chịu nhiều khổ sở, sự khổ sở nầy là tiền đề, nói theo Hégel, và họ phải sống trong cảnh nầy một thời gian dài, chớ đến khi có một khung cảnh, một t́nh thế, một tác nhân thích hợp, đó là phản đề, cũng để nói theo ông tổ của duy vật luận, phản đề nầy có công dụng là làm cho người dân có ư thức, biết rằng ḿnh đang chịu bất công vô lư, và họ sẽ đứng dậy lột bỏ t́nh trạng cũ đó, t́m một cuộc sống mới dễ dăi hơn. Ta hăy theo Phi Vân đi t́m xem sự khổ sở của họ đi đến đâu và họ lật đổ sự khổ sở theo chiều hướng nào?

Người dân quê ở đây sống trong sự phân cách đến nực cười giữa hạng giàu có và người nghèo khổ. Thiếm Hai Tư, nghe con trai ḿnh thố lộ là đă yêu thương con gái ông Hương Kiểm, thiếm giựt ḿnh, giựt ḿnh không phải v́ con ḿnh đă làm điều ǵ quấy quá, mà tại v́ thiếm thấy trước sự xa cách giữa hai đàng. Người ta giàu người ta có danh vọng, người ta đâu chịu gả cho ḿnh…thiếm đă có vẻ lo lắng…thiếm nín lặng nh́n ngọn đèn. Thật khó liệu! Thật bất ngờ, Ông Hương Kiểm…là người có của, có bồ lúa, có ruộng, có trâu! C̣n thiếm, với cái nghèo xơ xác, nhà là nhà của chủ điền, ruộng là ruộng mướn, tay là tay không! Thiếm bấn loạn…Thiếm buồn rầu bước trái ra ngoài  (T́nh Quê, trang 33).

Và khi Giác bị đuổi về với thân tàn ma dại, gần đất xa trời, thiếm vẫn không  có cách ǵ khác hơn là đợi cho nó mạnh lại rồi, sẽ năn nỉ ổng (trang 87).

Đó là giải pháp của người an phận, không dám đứng dậy v́ ngại ngùng, người ta có tiền tài, địa vị, thế lực, an phận để bị xử hiếp măi, an phận để người ta lấn lướt, vu oan giá hoạ khiến con trai thiếm vào tù. Nếu không có cuộc cách mạng nổỉ dậy, không biết đến bao giờ Giác mới trở về cuộc sống ngoài đời.

Đó là sự khổ sở v́ cách biệt giàu nghèo, thế lực, cô thế. C̣n sự an ninh thân thể?           

Con người ở đây bị đe doạ thường xuyên, người chẳng may bị dính dáng đến một việc ǵ đó, phải đến công sở th́ chắc chắn thân sẽ bị bầm dập người ta sẽ t́m mọi cách để moi được tiền của họ, phải đ̣i cho đủ một trăm, không chịu tao giải tù (Dân Quê trang 131) và vợ con họ nếu có một chút nhan sắc, léo hánh đến để lo lắng giúp đỡ chồng, th́ sẽ bị họ ḍm ngó xăm xe, nếu cần họ sẽ chẳng ngại ngùng ǵ kêu Hương Tuần Quới bắt nhốt nó lại đêm nay cho thầy (trang 13).

Trong khi đó họ hành hạ tội nhân:

Hương Tuần Quới đứng lom lom tự năy ǵơ như chờ đợi cái phút ấy, dạ lên một tiếng rất lẹ rồi chụp hai cánh tay tội nhân vặn tréo ra đàng sau. Xong một tay níu chặc, tay kia tḥ xuống lấy sợi dây luột dưới chân tường trói gô tội nhân lại, lên tiếng:

- Đ.M. khai đi, để ăn đ̣n!

Tội nhân vẫn rên rỉ:

- Tội nghiệp tôi thầy ơi, oan tôi…

Anh ta chưa dứt câu, thầy Hương Quản đă bê lại trước mặt anh, chụp ngực anh ta gặt xuống, đồng thời kê gối thúc lên bụng anh ta một cái “ứ” và thét:

- Oan nè! Oan!

Tội nhân nhăn nhó, chỉ kêu lên được ba tiếng “Trời ơi, trời” rồi xỉu xỉu muốn té.

Hương Tuần Quới “ăn có” thêm một thoi vô hông và chụp đầu tóc anh ta kéo xển lên cho đứng vững:

- Khai đi!  (Dân Quê trang 17).

Đó là nỗi khổ của người dân sống trong cảnh địa ngục, dưới cường quyền cả bọn chức dịch, làng xă. Họ chẳng ngần ngại ǵ mà không dàn cảnh để tạo dịp. Chị thợ Tám v́ đi coi hát đ́nh bị ông Hội Đồng vừa ư nên nhờ Phó Hương Quản viện cớ bắt vào giam giữ ở nhà ông để cà rà, kề rề, ca bản đàn xưa. “ Tôi thấy t́nh cảnh của thiếm tôi thương quá (Dân Quê trang 60)  hay “t́m hết lời lẽ nói cho chị thợ Tám biết ơn mà xiêu ḷng lần lần” (trang 60).

Nếu không xiêu ḷng th́ ông dở tṛ cưỡng bức coi người ta là món đồ chơi của ông trong một buổi, anh nghe rơ tiếng cười hề hề của ông, tiếng chị thợ Tám kêu rú lên, tiếng vùng vẫy rầm rầm và tiếng thở hổn hển... để rồi thoả măn thú tính xong ông không để ư ǵ đến sự đau khổ, bẽ bàng của nạn nhân của ḿnh, buông ḿnh trên ghế trường kỷ, thở è è mấy tiếng nực nồng hơi rượu, rồi ngáy lên như sấm  (trang 70).

Đó là con mồi sống ngoài tầm tay của ông, v́ họ có ruộng, không mướn ruộng của ông, không nhờ mảnh đất của ông để cày cấy c̣n người sống nhờ vào ông, bọn tá điền th́ không khó như vậy. Ông có cách khác dễ dàng ít phiền phức hơn nhiều.

Bởi vậy ông mới dám tự hào, khoe khoang:

Ở điền tôi, có đứa nào dám cưỡng lại tôi? Tôi đă thí nghiệm nhiều lần. Thầy coi vợ tôi chết cả năm nay mà có bao giờ tôi nghĩ đến chuyện cưới vợ khác (Dân Quê trang 41) hay với giọng điệu trả ơn, trả nghĩa, coi vợ con người ta là vật sở hữu  của ông ta.  Tá điền của tôi đó, đàn bà có, con gái có, thầy muốn đứa nào tôi cũng có thể tính cho thầy  (Dân Quê, trang 40).

Vợ con của họ, ông mặc sức làm t́nh làm tội, nhưng ông vẫn không nương tay với họ, gặp mùa lúa thất ông liền cho chở tất cả về lẩm…đứa nào không lăn tay vào tờ vay nợ thêm, sẽ không có gạo ăn (trang 100-101) và không chịu đóng thuế thân cho họ, sẵn sàng  để họ bị bắt nếu không lăn tay kư giấy nợ, nếu thằng nào không chịu vay, tự ư chú (Phó Hương Quản) muốn bắt đâu th́ bắt (trang 140).

b) Người Nông Dân Được Trang Bị Ư Thức.

Sống chịu đàn áp, bốc lột, cưỡng chế như vậy người dân quê không thể nào chịu đựng măi, họ phải trở dậy, họ làm cách mạng thật sự. Làm cách mạng v́ chính số phận họ, v́ họ là lực lượng mạnh nhất, không thể nào để một vài phần tử dựa thế đưa họ vào gông cùm măi được.

Rồi cũng có người biết nghĩ suy, biết để ư đến nỗi khổ nầy - họ có thể là nông dân hoặc không đến chỉ cho người nông dân biết tại sao họ lâm vào t́nh cảnh như vậy. Đó là vai tṛ của Tâm trong quyển Dân Quê. Tâm lén tiếp xúc với tá  điền, chỉ rơ sự bóc lột tàn nhẫn  (trang 101). Tâm thường an ủi vỗ về họ trong cảnh nghèo nàn, thường giải thích cho họ nghe về quyền lợi của họ…Một khi biết suy nghĩ một chút rồi, th́ bao nhiêu bề trái, bao nhiêu ám muội của ông Hội Đồng đều lần lần bị họ vạch ra ngoài ánh sáng tất cả, Từ đó một cái ǵ uất ức, căm hận đă nẩy nở ra trong ḷng họ càng lúc càng đầy, chỉ chờ có dịp là nổ bùng (trang 110).

Anh làm việc nầy v́ anh là người tương đối có học nhất vùng, v́ anh sáng suốt, v́ anh đă sẵn trong đầu một mối căm hờn, mặc dầu nó nhỏ nhưng ở trong mối căm hờn lớn lao, và v́ anh được người dượng từ ngày vào khám tù, được sáng suốt hơn nhiều (trang 84) chỉ dạy cho phương sách và giao cho anh trách nhiệm phải giải thích cho họ (nông dân) biết lần lần thế nào là địa vị của họ trong xă hội, họ bị bóc lột cách nào, bị ức hiếp cách nào (trang 85).

Và Tâm làm việc có kết quả, nhiều người đă có những phản ứng cần thiết của một người bị bóc lột, khi bị chở tất cả lúa họ thu hoạch trong năm về lẫm của ông Hội Đồng, ai cũng đều căm tức (trang 100) khi thấy ông Hội Đồng bắt chẹt họ phải vay thêm nợ nữa, một thứ nợ phân lăi quá cao, họ đă có được  một ḷng phẫn uất đă tăng lên cực điểm (trang 101). Nhưng việc gây căm hờn, tạo ư thức về quyền lợi của ḿnh cho người nông dân không phải là việc dễ, bởi v́ luôn luôn có sức phản động tự nhiên của những người có dính dáng ít nhiều đến việc thụ hưởng quyền lợi trong việc nông dân bị đàn áp. Họ sẽ chống lại. Do đó con người như Tâm phải khôn khéo, phải biết đi từ bước một. Ban đầu là mở rộng kiến thức thêm bằng cách đọc sách biết nhiều và tiếp xúc với những người sáng suốt hơn. Cùng một lúc phải cố gắng gây thiện cảm với tất cả dân quê trong ấp (trang 85). Có thêm kiến thức th́ dễ dàng hành động sáng suốt và ư chí vững vàng, có thiện cảm th́ mới được che chở bảo vệ mỗi khi gặp biến và nói người dân dễ nghe, dễ theo. Nhưng không thể hành động đơn độc được. Cô đơn là thất bại, cho nên trang bị ư chí rồi, quyết thực hành rồi Tâm phải t́m người đồng chí hướng, có khả năng càng tốt, nhưng cần nhất là phải ở vào một vị thế thuận tiện, dân trong vùng anh hoạt động có thiện cảm. Người mà Tâm nghĩ đến trước tiên là Quyến, người yêu của anh v́ Quyến có đủ những điều kiện đó, Quyến có lợi thế hơn là ở ngay trong vùng. Tâm nghĩ: “Ḿnh cần phải nhờ Quyến nhiều lắm. Quyến sẽ giúp ḿnh một cách đắc lực trong địa phận điền của Ông Hội Đồng  (trang 88).

Có người đồng tâm với ḿnh rồi th́ công việc đă sẵn sàng bắt đầu, chỉ c̣n hành động mà thôi.

Dưới mắt Phi Vân, con người gây ư thức luôn luôn phải khổ sở, trốn tránh, v́ bọn phản động luôn luôn ŕnh rập để hăm hại. Anh thợ Tám sau mấy năm trời ngồi khám, vượt ngục về, chỉ vừa đủ nói chuyện quan trọng với vợ, với cháu mà thôi, chớ không có th́ giờ nói chuyện t́nh cảm, bởi v́ nếu không vậy th́ anh sẽ rất dễ dàng bị trở vào khám đường (trang 87). C̣n Tâm đi đâu th́ bị nghi ngờ đến đó. Người nghi ngờ và để ư anh đầu tiên là ông Hội Đồng, kẻ hưởng thụ nhiều nhất trong sự khổ sở của người nông dân ấp B́nh Thạnh. Ông báo động với người cộng tác với ông:

Mới đây tôi bắt gặp thằng con ông Giáo Thiện lén vô điền tôi chuyện văn ǵ đó với một đám tá điền. Tôi nghi lắm. Phó Hương Quản chịu khó ŕnh nhà nó vài đêm thử coi. Biết đâu thằng thợ Tám nó chẳng trở về mà dạy biểu, xúi dục nó làm bậy  (trang 105). Rồi sự việc lỡ dở anh bị bắt trói, đánh đập tàn nhẫn, mặt mày bầm tím và sưng húp lên (trang 113) mặc t́nh cho bọn muốn duy tŕ sự bất công thẳng tay nhảy tới đá vô hông một cái thật mạnh (trang 113)  bóp họng thở è è  (trang 113).

Công việc của Tâm, của anh thợ Tám là những người tiên phong nên gặp phải phản động lực rất mạnh. Nhưng họ vẫn thành công, họ đă gây được sự căm hờn trong ḷng nông dân.

c) Lấy Sức Mạnh Của Nông Dân Làm Bước Tiến Cho Cách Mạng.

Khi người nông dân biết phẫn uất rồi, biết tại sao họ khổ sở rồi th́ họ rất dễ có phản ứng. Nhưng nếu không hướng dẫn họ, không ngăn chận kịp thời họ rất dễ hành động sai. Trường hợp Tâm trước khi nghe anh thợ Tám giải thích là điển h́nh, anh phẫn uất v́ bị ông Hội Đồng hại cả nhà anh nên anh muốn giết ông để trả thù. Nhưng như vậy th́ vấn đề không giải quyết được, v́ sẽ có những người khác lên thay. Phải hướng dẫn họ để họ hành động đúng đường lối, nghĩa là chờ giờ phút tuận tiện, nhất là làm sao cho họ đoàn kết.

Khiến họ đoàn kết rất dễ, chỉ cần cho họ cùng yêu một đối tượng và cùng có một đối tượng để ghét. Tâm cố sức len lỏi vào làm quen chú trọng đến đời sống của họ. Tâm thường an ủi vỗ về họ trong cảnh nghèo nàn, thường giải thích cho họ nghe quyền lợi của họ, họ đâm ra mến phục chàng không cùng. Càng mến phục chàng bao nhiêu, họ càng thù hận ông Hội Đồng bấy nhiêu (trang 110).  Họ ở đây chỉ toàn thể nông dân yêu Tâm và ghét ông Hội Đồng, cho nên họ rất đồng ḷng với nhau, đứng trước cảnh ông Hội Đồng chủ trương đánh đập, toan giết Tâm th́ không ai bảo ai, họ ùn ùn tràn vô như nước vỡ bờ… người nầy lấn người kia, người kia xô người nọ, lăn xả vào ông Hội Đồng và Phó Hương Quản. (trang 116). Đó là chiến lược lâu dài, c̣n chiến thuật là gặp dịp phải gợi lên ḷng căm thù của họ, phải khuyến khích họ, cho thấy sự đoàn kết của họ là sức mạnh vô địch.

- Chửi bới quân thù để họ mất khôn, biểu lộ sự độc ác làm cho nông dân tăng sự căm hờn hơn. (Tâm làm cho bọn ông Hương Quản và ông Hội Đồng đánh đấm, bóp cổ ḿnh).

- Gợi đến quyền lợi của bọn nông dân để họ thấy, họ có tranh đấu đây là v́ bản thân họ, chớ không phải v́ những thứ xa vời không đâu.

(Nó…đe doạ anh em là để đưa anh em vào kiếp tôi mọi đời đời đó thôi. Lần nầy th́ anh em không thể nhượng bộ được nữa anh em đă bị bóc lột nhiều rồi. Hăy cương quyết lên (trang 114).

- Khuyến khích họ, v́ người nông dân vốn hiền lành, chất phác, những hành động đi ra ngoài khuôn khổ thông thường ít khi họ dám làm, nhất mặt mày và những bộ tịch dữ tợn, để làm cho họ nao núng (Can đảm lên anh em! Một người chưa đủ, hai người chưa đủ. Phải đồng hè nhau lên (trang 114).

- Cho nông dân thấy rằng họ là sức mạnh vô địch, sức mạnh vạn năng, họ muốn là được, chỉ cần họ thực hành ư muốn. (Anh em đông đảo như vậy mà lại sợ ông chủ điền độc mộc như thế à? Hăy mạnh dạn kéo ra hết  coi nó dám làm ǵ động đến anh em! )

Chuyện cơ hội th́ là chuyện nói không cùng, trong tác phẩm của Phi Vân, cơ hội đó là năm mất mùa, chuyện thuế thân và Tâm đă khích động nông dân đúng lúc.

d) Cách Mạng Với Tinh Thần Bao Dung.

Người dân quê biết chống nhau với bọn bóc lột là đă biết nêu tấm gương can đảm để mở xiềng tháo ách (trang 118), đó là bước đầu của cách mạng. Bước đầu tiên nên sự va chạm đầu tiên với người gần gũi gần nhất và do đó vấn đề đặt ra là có nên quá hăng say để xoá bỏ tất cả, giết tất cả những kẻ tội lỗi trước đây hay không?

Phi Vân trả lời: Không. Phải tỏ ḷng bao dung giáo hoá họ, Tâm giải thích cho ông Hội Đồng và Phó Hương Quản  (trang 118-119-123-124). bởi v́ nh́n  cho tận gốc, th́ thấy rằng họ là những nạn nhân của xă hội thôi. Nếu không có cái chế độ của một xă hội mục nát nầy đào tạo cho họ, đâu có sanh ra cái thứ…cường quyền áp bức bóc lột dân quê, đâu có những tánh xấu xa, ích kỷ?...Dưới chế độ ấy, họ đâu có sống cho dân, cho nước, họ chỉ chịu mạng lệnh của những kẻ hữu quyền…(trang 85).

Bởi v́ giết vài người tội nhân trực tiếp của ḿnh th́ cũng như không, bởi vậy phải làm sao diệt cho được chế độ đó, tức nhiên họ sẽ không c̣n. Chế độ đó bị tiêu diệt, là ḿnh đă trả thù – không phải chỉ riêng cho ḿnh – mà cho tất cả dân quê của xứ sở…(trang 85).

***

Ta thấy hệ thống tư tưởng của Phi Vân hợp lư chặt chẽ, và nhất là không quá khích, cuồng tín dưới mắt ông sự xung đột giữa chủ điền và tá điền không đến nỗi quyết liệt lắm. Trên con đường tranh đấu họ cố gắng kết hợp mọi người lại chớ không tẩy trừ, đào sâu thêm hố chia rẽ.

Nhưng phải công nhận rằng quan niệm bao dung, kết tội xă hội chỉ đúng phần nào trên lư thuyết, nhưng thực tế khó ḷng có được. Người bị áp bức dễ dàng phản ứng, trả thù kẻ trước đây đă gây tang tóc, đổ vỡ cho gia đ́nh ḿnh,  đó là chưa kể có thể gây một vài trở ngại trong việc thành công, v́ không phải ai cũng biết quay đầu về như ông Hương Kiểm, trái lại bọn vọng tưởng như ông Hội Đồng th́ rất nhiều.

Đó là một điều tác giả đă thấy, nhưng ông cho rằng bao dung vẫn có cái lợi của nó nên đă chấp nhận phương sách nầy và coi những trường hợp đi ngược lại như một ngoại lệ mà thôi. Bọn vọng tưởng có chăng thành công trong một vài trường hợp nho nhỏ và cuối cùng họ phải về thành sống trong  chuổi ngày  mong mỏi và chờ một cơ hội thuận tiện để trở về địa vị xưa mà thôi  (trang VIII, thay cho lời tựa)  bởi v́ cơ cấu tổ chức xă hội hỗ trợ cho sự sinh tồn của họ đă không c̣n…

Một điều mà Phi Vân thiếu là tư tưởng của ông đáng lẽ phải đi xa hơn nhưng v́ một lư lẽ nào đó ông không vẽ lên được cảnh sống của dân Quê ngày nay[4] (trang VIII, thay cho lời tựa) nên chúng ta chỉ biết được sự trở ḿnh của họ, nhưng không biết trở ḿnh, đứng dậy rồi sẽ đi đến đâu, ra sao Có chăng cảnh dịch chủ tái nô, khổ vẫn hoàn khổ? Ngày nay chúng ta biết, nhưng giá điều nầy đă được ghi trong tác phẩm của Phi Vân th́ quư biết bao.

Tuy nhiên đây là việc nhỏ, việc nhỏ nầy không che được sự bộc lộ tinh thần và văn tài của ông nên không làm mất địa vị của ông trong những ngôi sao sáng trên văn đàn Nam Bộ khoảng 1945-1950.



[1] Khi viết quyển VCTĐMN 1967 , chúng tôi không để nguyên tên v́ lúc đó GS Nguyễn Văn Kiết đang lang thang  theo MTGPMN. Chú 2008. 

[2] Có lẽ Đồng Quê được viết vào khoảng 1941-1942 cho nên không khí đấu tranh không có ở đây (tương tợ Ḳn Trô của Lư Văn Sâm, Duyên Hay Nợ của Dương Tử Giang). Tuy nhiên đây là một tác phẩm đặc biệt của Miền Nam, tả nếp sống dân quê với mộng ḷng của họ, nên nếu cần, để hệ thống tư tưởng của Phi Vân được thấy rơ sự thuần nhất – Chúng tôi vẫn nói đến.  Đại khái Đồng Quê gồm nhiều phóng sự về những  sinh hoạt của đời sống thôn giă với t́nh yêu, thầy pháp, thầy bùa, lễ cưới, đám hỏi, bối cảnh có tổ chức, điệu ḥ, tiếng đờn giọng hát… Mỗi một phóng sự là một khung cảnh đẹp mắt, nét bút, nhiều lúc đắm đuối, say mê. Tác giả quan sát tỷ mỷ và đối với những hủ tục, ông đả kích một cách nhẹ nhàng, thâm thúy.                       

[3] Đề nghị mà người con trai trong ca dao đă khổ công xếp đặt, nhưng chắc được “Áo anh sứt chỉ đường tà…” Người con trai trong ca dao lém lỉnh nhưng toàn thể hoạt cảnh không thi vị, Giác mộc mạc, nhưng hoạt cảnh thi vị biết bao.

[4] Giai đoạn những  năm  (1947-1949) là thời ông viết tác phẩm của ḿnh.